Thứ sáu, 19/04/2024 - 17:25|
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

KẾ HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí, giáo viên Năm học 2021-2022

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí, giáo viên

Năm học 2021-2022

Căn cứ Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục nầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên;

Căn cứ văn bản số 191/PGDĐT ngày 10 tháng 5 năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đak Đoa về Hướng dẫn xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên năm học 2021-2022;  

Căn cứ nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên của CBGV, trường  THCS  Nguyễn Trãi  xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí, giáo viên năm học 2021-2022 như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích

Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với cán bộ quản lý cơ sở GDPT, giáo viên(GV); là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL, GV; nâng cao mức độ đáp ứng của CBQL, GV theo yêu cầu vị trí việc làm; đáp ứng yêu cầu phát triển GDPT và đáp ứng yêu cầu  chuẩn nghề nghiệp.

Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá hiệu quả BDTX của CBQL, GV; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động BDTX CBQL,GV của nhà trường.

Duy trì và phát huy  kết qủa BDTX chuyên môn đã được triển khai thực hiện, nhàm góp phần thực hiện hiệu quả BDTX, nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục của nhà trường.

2. Yêu cầu :

Đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu về nội dung bồi dưỡng, điều kiện tổ chức thực hiện bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế đơn vị và nhiệm vụ năm học. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2021-2022  cụ thể, xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và năm học 2021-2022 (có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên để xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp); tạo mọi điều kiện thuận lợi và huy động toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập các chương trình, loại hình bồi dưỡng theo kế hoạch của các cấp.

Tăng cường hình thức bồi dưỡng thường xuyên qua mạng, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và tự bồi dưỡng theo phương châm học tập suốt đời.

Cán bộ, giáo viên, các tổ chuyên môn tham gia học tập nghiêm túc, có chất lượng các buổi bồi dưỡng thường xuyên tập trung và đăng ký, xây dựng và thực hiện các mô đun được bồi dưỡng để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của BDTX, thực hiện vận dụng kiến thức và kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động giảng dạy và giáo dục.

Các tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả BDTX khách quan, chính xác.

II. Đối tượng bồi dưỡng:

          CBQL, GV, NV đang công tác, giảng dạy tại trường.

III. Nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng

          1.  Chương trình bồi dưỡng 1

1.1.Thời lượng: 40 tiết/ năm học/CBQL/giáo viên.

1.2. Nội dung: Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của GDPT (gọi là Chương trình bồi dưỡng 01): Nội dung chương trình do Bộ GDĐT quy định cụ thể trong năm học 2021-2022, các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển GDPT, chương trình GDPT, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình GDPT.

1.3. Hình thức: Bồi dưỡng trực tiếp, trực tuyến (thực hiện theo lịch triệu tập của cấp trên).

          2. Chương trình bồi dưỡng 2:

2.1. Thời lượng: 40 tiết /năm học/CBQL/giáo viên

2.2. Nội dung:

- Đối với CBQL:

Thực hiện chuyên đề: Quản trị đổi mới nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục; Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường.

- Đối với giáo viên: Xây dựng kế hoach dạy học giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực thực hành của tổ chuyên môn, của giáo viên;  Ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2.3. Hình thức: Tập trung (trực tiếp).

3. Chương trình bồi dưỡng 3:

3.1. Thời lượng: 40 tiết/năm học/CBQL/giáo viên.

3.2. Nội dung:

  •  Đối với CBQL

Thời gian thực hiện

Module

Tên và nội dung chính của mô đun

Yêu cầu cần đạt

Thời lượng     ( tiết)

LT

TH

Tháng 9/
2020 đến tháng 04/2021

QLPT 06

Quản trị nhân sự trong nhà trường

1. Những vấn đề chung về nhân sự trong nhà trường.

2. Công tác quản trị nhân sự trong nhà trường.

3. Tạo động lực làm việc, phát triển năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; quản lý, giải quyết bức xúc, vướng mắc, mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường

- Phân tích được các nội dung cơ bản về nhân sự và quản trị nhân sự trong nhà trường;

- Xây dựng được bộ công cụ quản lý nhân sự (nội quy, quy chế, phân công nhiệm vụ...); lập kế hoạch và triển khai hiệu quả việc tham mưu công tác tuyển dụng; thực hiện chế độ chính sách (sử dụng, đánh giá, sàng lọc, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật) đối với giáo viên, nhân viên nhà trường; tạo được động lực, cơ hội phát triển năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; kịp thời và giải quyết được các vấn đề bức xúc, vướng mắc và tình huống mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về thực hiện quản trị nhân sự trong nhà trường

16

24

-  Đối với giáo viên

Thời gian thực hiện

Module

Tên và nội dung chính của mô đun

Yêu cầu cần đạt

Thời lượng   

(tiết) 

LT

TH

Tháng

9/2021

đến tháng 04/2022

GVPT 04

Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát trin phm chất, năng lực học sinh

1. Những vấn đề chung về dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Phát trin được chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

 

- Trình bày được một số vấn đề chung về dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông nói chung, phù hợp với đặc thù cấp học, vùng, miền;

- Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học, giáo dục và tổ chức dạy học, giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình môn học, hoạt động giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc thù cấp học, vùng, miền;

- Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

16

24

          3.3. Hình thức : Tự bồi dưỡng (qua mạng Internet, tự học, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, cum chuyên môn).

         V. Đánh giá kết quả BDTX

         1. Đánh giá và xếp loại

         1.1.  Đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh; thực tiễn quản lý. Đánh giá thông qua bài thu hoạch đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, nội dung Chương trình BDTX và quy định của Quy chế BDTX.

         1.2.  Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu từ 5 điểm trở lên.

      1.3.  Xếp loại: Theo Điều 11. Đánh giá và xếp loại kết quả BDTX của Thông tư sổ 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

         - Hoàn thành kế hoạch BDTX: CB QL, GV thực hiện đầy đủ các quy định của khóa BDTX, các bài kiểm tra và bài thu hoạch đạt yêu cầu trở lên.

         - Không hoàn thành kế hoạch BDTX: CBQL, GV không đáp ứng được các yêu cầu của ý thứ nhất, Điểm c Khoản 1 mục VI của TT sổ 19/2019/TT-BGDĐT.

         1.4. CBQL, Giáo viên được đánh giá hoàn thành kế hoạch BDTX sẽ được Hiệu trưởng  đề nghị lên Phòng GD công nhận kết quả xếp loại và cấp giấy chứng nhận.

         2. Quy trình đánh giá

         2.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá: Thông qua bài thu hoạch của chương trình bồi dưỡng 3 tính theo thang điểm 10.

         - Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban ra đề, ban chấm điểm của nội dung BDTX gồm: đại diện CBQL, đại diện Công Đoàn, các tổ trưởng.

         - Ban ra đề xây dựng bộ đề, câu hỏi phù hợp với nội dung đăng kí BDTX của trường ở chương trình bồi dưỡng 3; Quy định thời gian kiểm tra trong đơn vị phù hợp với tình hình của nhà trường và kế hoạch cấp trên.

         - Ban chấm điểm thực hiện việc chấm điểm theo quy định. Điểm tối đa của bài kiểm tra là 10 điểm.

         2.2. Tiêu chí đánh giá thông  qua bài thu hoạch tính theo thang điểm 10.

         - Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chuyên môn đánh giá bài thu hoạch theo tổ chuyên môn.

         - Quy định hình thức bài thu hoạch:

         + Bài thu hoạch trình bày trên khổ giấy A4 kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13-14; đóng cuốn, trang bìa ghi rõ họ tên, đơn vị, chức vụ.

         + Trình bày vấn đề rõ ràng súc tích.

         + Văn phong phù hợp với văn phong khoa học; không sai sót về chính tả, dùng từ, đặt câu.

         - Quy định về nội dung:

         Trong chương trình bồi dưỡng 3 người viết cần thể hiện:

         + Nêu được những kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo kế hoạch BDTX của cá nhân.

         + Trình bày việc vận dụng (hoặc phương hướng vận dụng) các kiến thức, kỹ năng đã học trong thực tiễn công tác.

         + Cuối mỗi nội dung bồi dưỡng phải có phần tự nhận xét, đánh giá.

         - Thang điểm:

         Cho thang điểm từ 0- 10 đối với chương trình bồi dưỡng 3.

         - Lưu ý:

         + Tổ chuyên môn tổ chức để CBQL, giáo viên trình bày bài thu hoạch trước tổ. Các thành viên trong tổ góp ý, nhận xét, đánh giá kết quả BDTX của cá nhân.

         + CBQL thuộc tổ chuyên môn nào thì tham gia đánh giá kết quả BDTX tại tổ chuyên môn đó.

         + Ở từng nội dung bồi dưỡng, CBQL, giáo viên chỉ đạt điểm tối đa khi đáp ứng được yêu cầu về nội dung, hình thức.

         2.3.  Xếp loại kết quả BDTX:

         - Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm 05 trở lên.

         - Xếp loại kết quả:

         + Hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, CBQL được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX khi thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng; hoàn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả đạt yêu cầu trở lên theo quy định tại khoản 2 điều 11 Thông tư sổ 19/2019/TT-BGDĐT.

         + Không hoàn thành kế hoạch BDTX: Không thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng; Không hoàn thành đủ các bài kiểm tra hoặc hoàn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả không đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 2 điều 11 Thông tư sổ 19/2019/TT-BGDĐT.

         2.4. Cấp chứng chỉ BDTX:

         - Giáo viên, CBQL được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch BDTX. Kết quả đánh giá BDTX được lưu  vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, CBQL.

         - Việc cấp chứng chỉ BDTX thực hiện theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.   

         2.5.  Hồ sơ lưu tại trường gồm có:

- Cá nhân: Kế hoạch BDTX;  bài kiểm tra lý thuyết, bài thu hoạch.

- Tập thể: Kế hoạch BDTX; biên bản nhận xét, đánh giá BDTX của CBQL, GV; Bảng tổng hợp kết quả BDTX của CBQL, GV.

VI. Tổ chức thực hiện:

1. Cán bộ quản lý:

- Xây dựng kế hoạch BDTX của đơn vị;

- Phê duyệt kế hoạch BDTX của giáo viên;

- Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra công tác BDTX của giáo viên;

- Tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên, tổng hợp trình lãnh đạo các cấp phê duyệt, báo cáo và trình cấp trên cấp giấy chứng nhận theo quy định.

2. Tổ trưởng chuyên môn 

- Quản lý, chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác tự học, tự nghiên cứu và giảng dạy;

- Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra công tác BDTX của giáo viên trong tổ;

- Cùng Lãnh đạo nhà trường đánh giá kết quả học tập của giáo viên.

3. Giáo viên

Xây dựng kế hoạch BDTX của cá nhân, tích cực tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên do các cấp quy định nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của bản thân; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân.

4. Thời gian thực hiện

- Kế hoạch BDTX cá nhân nộp về cho tổ trưởng, tổ trưởng tổng hợp nộp về BGH nhà trường ngày 31/5/2021.

- Bài thu hoạch BDTX, biên bản nhận xét, đánh giá của tổ chuyên môn nộp về  BGH nhà trường trước ngày 30/4/2022.

Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường trong  năm học 2021 – 2022, đề nghị các tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện nghiêm túc./.

                                                 

Nơi nhận:

-Phòng GD&ĐT;

-Các tổ CM;

-Lưu: NT.

         HIỆU TRƯỞNG

               (Đã ký)

          Hoàng Văn Phương

                                                                 

Lượt xem: 864
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4
Hôm qua : 1
Tháng 04 : 38
Năm 2024 : 266